Diệp Vấn sinh ra ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông, Nam Trung Quốc.
Ông xuất thân trong một gia đình quyền quý và giàu có nức tieéng ở địa phương.
Như có một cơ duyên với võ thuật, không giống với những đứa trẻ cùng trang lứa
khác sống trong điều kiện gia đình giàu sang, ngay từ năm 13 tuổi, Diệp Vấn đã
bắt đầu thụ giáo Vịnh Xuân với một lão sư ngoài tuổi 70, tên là Trần Hoa Thuận
và trửo thành truyên nhân thứ 16 của ông này.
Diệp Vấn Và Lý Tiểu Long
Vốn có thiên khiếu, cong thêm tư chất thông minh, Diệp Vấn
tiến bộ rất nhanh. Lõ vỡ sư TRần Hoa Thuận như đã nhìn thấy được ở người thiếu
niên họ Diệp những nhân tố tốt đẹp, có thể trở thành truyền nhân của môn phái Vịnh
Xuân, nên bên cạnh những hướng dẫn cơ bản của mình, ông cũng đã truyền bảo cho
các đệ tự học trò trưởng thành của mình là Trọng Tố tiếp tục nhiệm vụ truyền dạy
môn Vịnh Xuân Quyền cho Diệp Vấn. Nhờ vậy, Diệp Vấn đã sớm trở thành một trong
những tay cao thủ Vịnh Xuân Quyền, từng nổi tiếng bách chiến bách thắng qua các
trận so tài trong bổn môn cũng như những lần thử lửa với các môn phái võ thuật
khác ở khu vực Phật Sơn, Quảng Đông.
Khi chuẩn bước vảo tuổi trưởng thành, Diệp Vấn đã được gia
đình gửi sang học văn hóa ở trường Cao đặng Stephen tại Hồng Kông. Đây là giai
đoạn sôi nổi của cuộc đời học sinh Diệp Vấn, bởi vốn là một người Trung Hoa nhỏ
con, nhưng Diệp Vấn đã luôn “đụng độ” với bọn thanh thiếu niên to lớn người Anh
nhưng không một lần nào Diệp Vấn thất bại cả.
Những ngày học ở Hồng Kông, Diệp Vẫn có một cơ may làm phong
phú vốn liếng sở học Vịnh Xuân Quyền nhờ vào việc dạy dỗ thêm của sư thúc, tức
thầy Lương Bích (nguyên là trưởng nam của Lương Tán, thầy của Trần Hoa Thuận).
Cuộc hội ngộ giữa Diệp Vấn và Lương Bích diễn ra sau một trận tỉ thí quyết liệt
của một chàng trai trẻ và một người bước vào tuổi ngũ tuần. Dĩ nhiên, người
thanh niên Diệp Vấn, vốn chưa một lần thất bại trong bất cứ một cuộc so tài nào
trước đó, nhưng lần này đã thất bại trước một người trung niên dày dạn kinh
nghiệm. Sau đó, cả hai đã nhận ra nhau ngay nhờ vào kỹ thuật đặc thù của Vịnh
Xuân Quyền, và Lương Bích đã rất hài lòng chỉ dạy thêm cho Diệp Vấn. Với sự chỉ
dạy của Lương Bích, Diệp Vấn như được chắp thêm đôi cánh để bay vào không gian
mênh môn của kỹ thuật Vịnh Xuân Quyền. Và đến năm 24 tuổi khi trở về Phật Sơn,
Diệp Vấn đã trở thành một bậc thầy của môn phái.
Tuy vậy, mãi đến năm 56 tuổi, Diệp Vấn mới thu nhận đồ đệ,
và ông đã nhanh chóng trở nên một bậc sư phụ nổi tiếng hơn cả hai bậc tiền bối
của mình nhờ vào tài nghệ thực thụ của chính bản thân thông qua nhiều cuộc so
tài từ thuở thiếu thời cho tới lúc ông mở võ đường. Có thể nói, ngaoị trừ lần
thất bại duy nhất trước sư thúc Lương Bích, Diệp Vấn chưa biết nhường bước trước
bất cứ đối thủ nào. Chính tinh thần say mê tập luyện võ thuật đã tạo cho Diệp Vấn
trình độ tuyệt vời như vậy. Sau này, mãi cho đến những năm cuối đời, người ta vấn
thấy Diệp Vấn ngày ngày cần mẫn luyện tập, hết dạo quyền đến niêm thủ, hết luyện
mộc nhân đếp tập binh khí, như một nhu cầu thiết yếu.
Diệp Vấn vẫn luôn luyện tập võ thuật đến cuối đời
Diệp Vấn còn nổi tiếng là một con người có tư chất khác thường,
không chút tơ mạng đến những bon chen trần thế như tiền tài và danh vọng, không
kiêu căng tự phụ như nhiều võ sư nổi danh khác. Tiếp xúc với bất cứ ai, Diệp Vấn
đều có biệt tài khiến họ thấy thoải mái, dễ chịu. Sự chân thật, nồng hậu và hiếu
khách của Diệp Vấn thể hiện thật rõ nét trong cung cách giao tiếp.
Ngoài ra, Diệp Vấn còn nổi tiếng qua việc đào tạo được những
môn đệ tài giỏi. Người thứ nhất chính là Lý Tiểu Long, đã từng học Vịnh Xuân
Quyền với Diệp Vấn từ năm 1953 đến năm 1956 và một số thời gian học từ 1956 đến
1972. Người học trò họ Lý này đã làm vinh danh môn phái Vịnh Xuân Quyền trên
toàn Thế Giới. Có thể nói, trước khi các bộ phim võ thuật của Lý Tiểu Long xuất
hiện, chưa dễ gì đã có nhiều ngừoi quan tâm đến môn phái Bịnh Xuân Quyền trong
nhiều phái võ đặc sắc ở Trung Quốc. Một môn đệ nổi tiếng thứ hai của Diệp Vấn
là Lương Đinh, người thừa kế ngôi vị Chưởng môn Vinh Xuân Phái sau khi Diệp Vấn
qua đời vào năm 1972.
Diệp Vấn dạy võ cho Lý Tiểu Long
Trong thực tế dù Diếp Vấn và Lý Tiểu Long đã qua đời rất lâu
nhưng tiếng tăm của người thầy vĩ đại môn phái Vịnh Xuân là Diệp Vẫn vẫn còn
lan tỏa đến tận ngày nay. Tên tuổi của người thầy Diệp Vấn như không thể tách
khỏi người học trò nổi tiếng của ông là Lý Tiểu Long, một người mà mãi mãi vấn
cònn hư một huyền thoại củ võ thâutj, và dĩ nhiên tên tuổi của ông cũng gắn liền
với sự phát triển không ngừng của môn phái Vịnh Xuân Quyền.
Đăng nhận xét